[tintuc]
Thi công gia cố nền đất yếu khi xây dựng các công trình giao
thông và xây dựng là một tình huống rất thường gặp trong điều kiện tại Việt
nam. Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông mạnh mẽ phục vụ cho phát
triển kinh tế đã khiến cho việc thi công các công trình giao thông mới, ở những
vùng khó khăn, được thực hiện mạnh mẽ.
Trong quá trình thi công các dự án giao thông đó không phải
lúc nào cũng được thực hiện trên những vùng đất vững chắc. Việc gia cố nền móng
đất cho các dự án là điều bắt buộc đối với hầu hết các công trình.
Trong quá trình gia cố nền móng đó việc sử dụng vải địa kỹ
thuật là phổ biến nhất hiện nay trong các dự án giao thông. Vải địa được sử dụng
cả trong những dự án đường bộ thông thường cho đến những dự án đường cao
tốc trọng điểm.
Làm sao dể việc thi công vải địa kỹ thuật đạt được hiệu quả
cao đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật chung của dự án là vấn đề được nhiều nhà thầu
quan tâm. Công ty TNHH đầu tư xây lắp Phú Sơn một đơn vị chuyên phân phối các sản
phẩm vật tư thi công cho dự án giao thông và xây dựng xin giới thiệu đến các
nhà thầu phương án thi công vải địa kỹ thuật hiệu quả nhất đạt tiêu chuẩn chất
lượng theo thiết kế.
Những yêu cầu về sản phẩm vải địa kỹ thuật khi thi công cho dự án:
Hiện nay việc gia cố nền móng tại các dự án xây dựng và giao
thông tại Việt nam chủ yếu sử dụng sản phẩm vải dại kỹ thuật. Chỉ một số ít dự
án sử dụng sản phẩm cao cấp hơn là lưới địa kỹ thuật Tensar mà thôi.
Vải địa kỹ thuật được sử dụng trong các dự án xây dựng đường
giao thông để phân tách các lớp vật liệu trong xử lý nền đất yếu. Do vậy trước
khi thi công việc tìm hiểu lựa chọn loạivải đại kỹ thuật đáp ứng với yêu cầu
theiets kế của công trình là một vấn đề hết sức quan trọng.
Trong thực tế cho thấy có nhiều loại yêu cầu kỹ thauatj khác
nhau cho công trình xây dựng và giao thông. Ví đụ điển hình là oại đường có tầng
mặt cấp cao sẽ yêu cầu khác so với loại không có tầng mặt cấp cao. Bên cạnh đó
với những công trình dê đập mà các chức năng chính của vải địa là gia cường và
phân tách thì yêu cầu về cường độ chịu lực kéo dài của vải đại kỹ thauatj phải
lớn. Vải đại phải đảm bảo được ứng suất trong thi coogn đồng thời vẫn duy trì
được khả năng tiêu thoát và lọc ngược hiệu quả.
![]() |
Vải dịa kỹ thuật dược sử dụng trong thi công gia cố nền đất yếu cho dự án |
Nhiệm vụ quan trọng nhất của vải địa kỹ thuật là nhiệm vụ
phân tách các lớp vật liệu để gia cố nền móng đất yếu cho dự án. Để làm được điều
này yêu cầu đối với vải địa là khoogn được rách, không bị chọc thủng bởi các vật
sắc nhọn. Có như vậy sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu phân tách các lớp vật liệu
gia có nền móng yếu.
Trong quá trình ti công gia cố nền đất yếu việc đổ lớp đất
không đủ dày cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phân tác của vải đại. Trong trường
hợp này chiều dày theiets kế tối thiểu của lớp đất luôn phải được duy trì
trong suốt quá trình thi công vải đại.
Để giảm thiểu việc vải bị chọc thủng trong quá trình thi
công người ta thường căn cứ vào các yếu tố sau để xác định tính kháng chọc thủng
vải:
Chiều dày lớp đất đắp đầu tiên trên mặt vải, phụ thuộc vào
giá trị CBR của đất nền bên dưới lớp vải địa.
Sự hiện hữu của vật cứng, sỏi, đá trong đất đắp đặc biệt là
đối với đất lẫn sạn sỏi.
Loại thiết bị thi công, tải trọng và diện tích tiếp xúc của
bánh xe và từ đó gây ra áp lực tác dụng tạo cao trình mặt lớp vải.
Một vấn đề quan trọng nữa khi thi cong vỉ địa kỹ thuật tại
công trường đó chính là việc phải bảo quản để đảm bảo chất lượng. Tại công trường
trong khi lưu kho sản phẩm vải đại kỹ thauatj cần được để trong môi trường
thông thoáng tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Bên cạnh đó phải
đảm bảo các điều kiện để giảm thiểu việc bị chọc thủng. Mọi hoạt động liên quan
cần được đảm bảo để không ảnh hưởng đến tính chất cơ lý của vải đại kỹ thuật.
Thi công vải địa kỹ thuật tại công trường xây dựng:
Sau khi đáp ứng được những yêu cầu mà chúng tôi đã trình bày
ở trên thì các nhà thầu tiến hành cho thi công vải địa theo yêu cầu của tiến đọ
công trường. Việc thi công bao gồm 2 công đoạn chính là trải vải và may vải
Giai đoạn thi công trải vải:
Đây là giai đoạn quan trọng để giúp cho vải địa được dặt vào
đúng vị trí và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra. để đảm bảo quá trình
trải vải được hiệu quả thì yeu cầu đối với bề amwtj thi công cần pải được phát
quang và dọn dẹp sạch các laoij vật liệu không cần thiết khác. Việc này sẽ giúp
cho vải địa không bị phá hủy bởi những vật sắc nhọn, gai góc hoặc rễ cây.
Nếu yêu cầu trải vải để ngăn cách các lớp vật liệu thì khi
trải nên trải theo chiều của cuộn vải trùng với hướng di chuyển chính của
theiets bị thi công. Trong trường hợp vải đại được sử dụng để gia cường việc trải
vải được tiến hành với chiêu của cuộn vải vuông góc với chiều của tim đường.
Trong quá trình trải vải thì cần pahir đảm bảo những phần vải
đại đã được trải không bị nhăn nhúm, không bị gấp. nếu xuất hiện những hiện tượng
này cần phải kéo thẳng ra ngay trước khi đổ các lớp vật liệu lên. nếu cần thiết
nên sử dụng bao cát hoặc các thanh sắt, cọc gỗ để định vị các vị trí của mép vải.
![]() |
thi công trải vải địa kỹ thuật tại công trường đúng tiêu chuản |
Trước khi đổ lớp đất lên bề mặt thfi cần pahir kiểm tra lại
công tác trải vải. nếu có bất kỳ sai sót nào cần pahir được sửa chữa ngay. Việc
sữa chữa có thể được tiến hành bằng 2 cách là thay thế một tấm vải địa khắc hoặc
trải một tấm khác lên vị trí gặp sự cố.
Thời gian cho phép tf khi trải vải đến khi phủ đất lên không
quá 7 ngày. nếu không có quy định nào khác với từng dư án cụ thể thì công việc
này cần pahir đảm bảo giới hạn thời gian kể trên. Trong suốt quá trình vải địa
được trải ra không cho phép các thiết bị thi công đi lại trực tiếp lên bề mặt vải.
Thông thường chiều dày lớp đất đầu tiên đỏ trên mặt vải
không được nhỏ hơn 30cm . Khi đầm lớp đầu tiên này cần lựa chọn thiết bị thi
công có trọng lượng phù hợp để vệt bánh xe không quá 75mm. Việc này sẽ giảm thiểu
sự phá hoại hoặc tác động của lớp nền đất yếu phía dưới.
Lớp đất đầu tiên nên đưucọ đàm bằng bánh xích của máy ủi
sau đó mới sử dụng lu rung đầm đến hệ số đầm chặt theo yêu cầu. Đối với lớp đầu
tiên hệ số đầm chặt nên được lấy nhỏ hơn 5% so với hệ số đầm của các lớp phía
trên.
Như vậy cứ tiếp tục thực hiện những công việc như trên đối với
ccs lớp vật liệu khác theo yêu cầu là chúng ta haonf thành công tác thi công vải
địa cho dự án xây dựng.
Video về phương án thi công vải địa kỹ thuật dúng tiêu chuẩn
Công tác may vải:
Việc thi công đường giao thông thường có diện tích thi công
lớn nên việc pahir may vải và nói vải là việc bắt uộc khi không thể có cuộn vải
địa nào đủ sức thi coogn cho toàn bộ cả dự án.. Việc may vải giaups đảm bảo hiệu
quả ngăn cách các lớp vật liệu cho công trình.
Khi sử dụng vải đại với nhiệm vụ phân tác các lớp vật liệu
thì tùy theo đặc điểm cụ thể của từng công trình vải đại cần được nối may hoặc
nối chồng mí như sau:
Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn
vải và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền tại
Bảng 5.
* Nối may:
– Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide
hoặc polyester như yêu cầu tại 4.3.
– Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn
hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).
– Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng
không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai
đường may không được nhỏ hơn 5 mm.
– Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm
tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10
mm.
Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công
cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm
theo ASTM D 4884) không nhỏ hơn 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM
4595).
Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối
không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70 %
đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D 4595.
Kiểm tra và nghiệm thu quá trình thi công vải địa kỹ thuật
Công tác kiểm tra và nghiệm thu quá trình thi công vải địa kỹ
thuật dược thực hiện song song với quá trình thi công. Trước và sau mỗi công đoạn
thi công cần được kiểm tra và nghiệm thu trước khi thực hiện giai đoạn tiếp
theo của công việc.
Trước khi trải vải cần kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra mặt bằng thi côn: đảm bảo cao độ của nền trước
khi trải vải theo yêu cầu của thiết kế kỹ thauatj.
- Kiểm tra chất lượng của vải địa kỹ thuật được nhà sản xuất
công bố: kích thước, độ dày tiêu chuẩn, chủng loại, thành phần cấu tạo của sợi
vải.
– Thí nghiệm kiểm tra các đặc trưng kỹ thuật yêu cầu của vải
với số lượng không ít hơn 1 mẫu thử nghiệm cho 10.000 m2 vải. Khi thay đổi lô
hàng đưa đến công trường phải thí nghiệm một mẫu quy định tại 4.1. Quy trình lấy
mẫu phải tuân thủ theo tiêu chuẩn
- Kiểm tra chất lượng chỉ may, cường độ kéo chỉ và phải lưu
giữ mẫu để so sánh sau này.
![]() |
Cần kiểm tra giám sát quá trình thi công vải địa kỹ thuật để đảm bảo tiêu chuẩn |
Kiểm tra trong quá trình trải vải:
- Kiểm tra xem phạm vi trải vải có đúng theo đồ án theiets kế
hay không.
- Kiểm tra chất lượng, vị trí các mối nối. Đây là những yếu
tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả sử dụng vải địa
cho công trình.
- Kiểm tra quá trình trải vải: sxwr lý các nếp gấp, nếp
nhăn, sửa chữa các sai hỏng thường gặp.
Kiểm tra sau khi trải vải:
- Kiểm tra chất lượng công tác trải vải.
- thực hiện việc đổ dất trong thời gian quy định từ khi trải
vải.
- độ dày của lớp đổ đầu tiên trong quá trình trỉa vải.
Trên đây Phòng kỹ thauatj của công ty TNHH đầu tư xây lắp
Phú Sơn vừa trình bày về Quy trình thi công vải địa kỹ thuật đúng tiêu chauanr.
Mọi ý kiến thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp. Rất
hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY LẮP PHÚ SƠN
Dịa chỉ: Số 11 ngõ 488 Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì -
Hà Nội
VPGD: P234 - VP6 Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: 0246 2592729
Hotline: 0986126825
Email: phuson2015@gmail.com
Website: http://www.luoidiakythuat.top/
[/tintuc]