[tintuc]
Xây dựng đường bê tông xi măng hiện đang trở thành xu huongs
phổ biến trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt trong
quá trình xây dựng nông thôn mới việc phát triển hệ thống đường bê tông xi măng
được đặc biệt chú trọng.
![]() |
đường bê tông xi măng được xây nhiều trong những năm gần đây |
Đường bê tông xi amwng phát huy vai trò của nó trong nhiều năm
qua để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của dất nước. Tuy nhiên cũng có
nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình sử dụng mà chúng ta càn phải nhận diện được
để có biện pháp ngăn ngừa và khắc phục.
Do điều kiện thời tiết tại Việt nam phức tạp nên heienj tượng
đường bê tông xi măng bị hư hỏng cần pahri sửa chữa là rất nhiều. Chúng tôi xin
tổng hợp một số vấn đề trong sửa chữa mặt đường bê tông xi măng thường gặp
trong thực tế để phục vụ cho quá trình duy tu bảo dưỡng công trình.
Xử lý hiện tượng nứt bề mặt bê tông dưới 5mm:
Vết nứt trên mặt đường có nhiều dạng và có những dạng có thể
gây hư hỏng mặt đường song cũng có những dạng ít khi gây hư hỏng cho mặt đường.
Đối với vết nứt không xuyên suốt chiều dày của khối bê tông (dạng vết nứt này ít
khi gây hư hại cho mặt đường thì quá trình xử lý được tiến hành như sau:
- Làm sạch vết nứt bằng chổi sắt hay hơi nén.
- Làm sạch diện tích bao quanh vết nứt.
- Dùng nhựa đặc loại 60/70 đun nóng pha dầu hoả, tỷ lệ dầu/nhựa là 25/75 theo trọng lượng, sử dụng ở nhiệt độ 70-800C rót vào khe nứt.
- Miết mặt vết nứt bằng bột đá.
- Làm sạch diện tích bao quanh vết nứt.
- Dùng nhựa đặc loại 60/70 đun nóng pha dầu hoả, tỷ lệ dầu/nhựa là 25/75 theo trọng lượng, sử dụng ở nhiệt độ 70-800C rót vào khe nứt.
- Miết mặt vết nứt bằng bột đá.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn các vết nứt này có
thể tạo ra những mảnh rời để lâu có thể
làm hỏng mặt đường. Để xử lý những vết nứt dạng anyf chúng ta tiến hành bóc bỏ
lớp mặt dường bị hỏng sau đó tiến hành
phủ lên phía trên một lớp kết dính vô cơ mỏng. Các bước được tiến hành như sau:
- Dùng cưa cắt chỗ bê
tông bị nứt sâu 5 cm rộng 5 cm.
- Dùng búa, khoan
hơi…bóc tách toàn bộ lớp bê tông hỏng sau đó dùng khí nén thổi sạch chỗ đã bóc
tách.
- Dùng nước áp suất lớn
rửa sạch, để khô rồi đổ chất hàn gắn xuống.
- Xử lý mặt đường bằng
vữa xi măng để bảo đảm độ kết dính giữa mặt đường hiện hành với lớp bê tông mới.
Đổ lớp vữa xi măng 2 mm rồi dùng bàn chải hay chổi quét đều trước khi đổ chất kết
dính xuống.
- Nếu chỗ sửa chữa tiếp
giáp với khe nối thì đặt một miếng gỗ mỏng hay một miếng kim loại bôi chất chống
dính với khe nối sau đó đổ hợp chất vào chỗ mặt đường cũ cần sửa rồi lèn chặt. Hợp
chất này phải thoát được bọt khí và được thiết kế sao cho bê tông không bị sụt
và muốn vậy phải lèn chặt sau khi đổ vào chỗ cần sửa.
- Sau khi đổ hợp chất
phải đầm lèn cho phù hợp với các khu vực xung quanh.
- Sau thời gian bê
tông đủ cường độ thì chèn các khe nối bằng vật liệu chèn khe trước khi cho
phương tiện đi qua.
Xử lý vết nứt của có chiều rộng lớn hơn 5mm và xuyên suốt bề mặt bê tông:
Đây thuộc laoij những vết nứt ngheiem trọng có thể gây hư hại
nặng cho mặt đường bê tông xi măng. Việc khắc phục có thể được thực hienj tạm
thời sau đó phải nhanh chóng để xử lý dứt điểm hiện tượng này.
Để xử lý tạm thời chúng ta tiến ahnfh như sau:
-Mở rộng kẽ nứt đến 1,5 – 2 cm và sâu 3 -5 cm bằng
búa đục tay hay bằng máy hơi nén, làm sạch kẽ nứt bằng chổi sắt hay hơi nén,
sau đó trét matit nhựa vào tương tự như mục 1.6.1. (a) nêu trên.
- Nếu tấm bê tông bị sứt, vỡ với diện tích nhỏ thì trám lại các vị trí sứt vỡ bằng hỗn hợp matít nhựa hoặc hỗn hợp bêtông nhựa nguội hạt mịn.
- Nếu tấm bê tông bị sứt, vỡ với diện tích nhỏ thì trám lại các vị trí sứt vỡ bằng hỗn hợp matít nhựa hoặc hỗn hợp bêtông nhựa nguội hạt mịn.
Sau khi khắc phục tạm thời chúng ta càn tiến hành để nhanh
chóng xử lý dứt điểm tránh để lâu gây hư hỏng nặng thêm cho đường bê tông xi
amwng. Các bước được tiến hành như sau.
- Xẻ rãnh với độ rộng và độ sâu theo khuyến cáo của
nhà sản xuất chất chèn khe nứt. Độ rộng phải đủ để vật liệu dãn nở và co lại
cùng với chuyển động của mặt đường. Các vật liệu đổ nóng cần có độ rộng bằng độ
sâu. Vật liệu silicone đòi hỏi độ rộng gấp đôi độ sâu. Độ rộng tối thiểu là 10
mm để đảm bảo đủ độ rộng cho việc lấp chất chèn khe vào.
- Dùng cát và khí nén làm sạch khe cần chèn. Rãnh xẻ phải khô và không có bụi bặm để độ kết dính của chất chèn khe tốt hơn.
- Đặt một đoạn dây polyetthylene xuống đáy khe định chèn để tạo hố ngăn và ngăn cho chất chèn khe dính với đáy khe nứt. Việc kết dính không đúng cách sẽ làm cho sự co dãn của vật liệu chèn khe bị hạn chế có thể dẫn đến sự hư hỏng sớm. Đoạn dây này trơ về mặt hóa học và được thiết kế có chiều rộng lớn hơn chiều rộng khe nối một chút để lấp kín khe nứt.
- Lấp khe nứt bằng vật liệu chèn khe ở mức thấp hơn bề mặt 6 mm. Nếu lấp chất chèn khe đầy quá thì nó dễ bị bánh máy bay hoặc bánh xe làm hỏng.
- Dùng cát và khí nén làm sạch khe cần chèn. Rãnh xẻ phải khô và không có bụi bặm để độ kết dính của chất chèn khe tốt hơn.
- Đặt một đoạn dây polyetthylene xuống đáy khe định chèn để tạo hố ngăn và ngăn cho chất chèn khe dính với đáy khe nứt. Việc kết dính không đúng cách sẽ làm cho sự co dãn của vật liệu chèn khe bị hạn chế có thể dẫn đến sự hư hỏng sớm. Đoạn dây này trơ về mặt hóa học và được thiết kế có chiều rộng lớn hơn chiều rộng khe nối một chút để lấp kín khe nứt.
- Lấp khe nứt bằng vật liệu chèn khe ở mức thấp hơn bề mặt 6 mm. Nếu lấp chất chèn khe đầy quá thì nó dễ bị bánh máy bay hoặc bánh xe làm hỏng.
Xử lý hiện tượng nứt bê tông ở góc tấm:
Tấm bị nứt ở góc (ở chỗ góc giữa hai khe nối cắt nhau) với
các vết nứt, gãy rộng 20mm đến 40mm và các vết nứt liên quan đến mất sự nâng đỡ
của các lớp nền là biểu hiện của sự phá hủy kết cấu. Quy trình sửa chữa các vết
nứt gãy này như sau:
- Cắt sâu bằng cưa ở
các khe thi công. Nên cắt cách giới hạn của vết nứt một khoảng cách ít nhất là
60 cm để tạo thành hố cần sửa chữa có hình chữ nhật đối với các vết nứt rộng cắt
ngang tấm. Đối với các nứt góc khác thì cắt hố sửa chữa tại các góc vỡ theo
hình vuông.
- Dùng búa hơi móc vật
liệu ở chỗ cắt lên. Sau đó dùng cưa cắt thêm một đường bên trong chu vi đã cắt
để mở rộng chỗ cắt rồi dùng tay móc vật liệu rời lên. Trong khi sửa chữa, cố gắng
hạn chế mức tối thiểu sự tác động đến đất và vật liệu của các lớp ở bên dưới.
- Phục hồi nền đường
hay lớp móng dưới lên đến độ cao theo yêu cầu
- Sử dụng các thanh
thép giằng có gai Φ14 (và Φ16 cho các tấm mặt đường có độ dày hơn 30 cm) ở trên
bề mặt tấm chính. Lắp đặt bằng cách khoan vào mặt đường sau đó dùng nhựa Epoxy
để kết dính. Bố trí các thanh giằng ở những khoảng cách bằng nhau, nhưng không
được bố trí cách nhau quá 60 cm. Khi bố trí các thanh giằng, tránh không để đầu
của nó trùng lên đầu các thanh giằng hay các thanh truyền lực khác.
- Sử dụng các thanh
truyền lực ở những chỗ khe nối song song với hướng chuyển động của phương tiện.
Ở khu vực sân đỗ và ở những nơi phương tiện đi lại tạo thành đường xiên đối với
các khe nối cần phải lắp thanh truyền lực ở cả hai phía mặt khe. Lắp đặt thanh truyền lực bằng cách khoan vào
mặt đường và bố trí ở khoảng cách ít nhất một lần khoảng cách thanh truyền lực
cho phép. Bố trí thanh truyền lực ít nhất là ở khoảng cách một thanh ở cách các
góc của khe nối. Bôi dầu vào đầu các thanh truyền lực trước khi lấp đầy bằng bê
tông.
- Lắp các tấm không hấp
thụ vào các khe nối dọc theo các tấm bê tông. Khi sửa chữa nhiều tấm bê tông phải
lắp đặt các tấm không hấp thụ vào các khe nối.
- Lấp đầy khu vực sửa
chữa bằng bê tông và đầm nén bê tông trong các giới hạn sửa chữa. Khi đầm nén
phải chú trọng đến các tấm bê tông khác hiện có, tránh sự phân tầng của vữa bê
tông.
- Sau khi sửa chữa bê
tông, tháo bỏ các tấm ngăn và chèn lại các vật liệu matit chèn khe co giãn đường bê tông xi măng
Xử lý tấm bê tông bị phá hủy do giãn nở:
Do điều kiện khsi hậu và áp lực phương tiện khi đi lại việc
bê tông bị giãn nở là điều không hiếm gặp. Trong thiết kế của mặt đường bê tông
đã có sẵn những khe co giãn tuy nhiên vì một trường hợp nào đó thì bề mặt bê tông
vẫn bị giãn nở và gây hư hỏng. Chúng ta cần xử lý như sau:
- Dùng cưa cắt mép bê
tông ở các chỗ bị vỡ với độ sâu sấp xỉ 15 cm
- Dùng các dụng cụ
khí nén phá bê tông ở chỗ vỡ cho xuống đến hết chiều dày tấm rồi dỡ bỏ hết những
mảnh bê tông đó đi.
- Đổ thêm vật liệu xuống
lớp dưới, nếu cần, rồi lèn chặt.
- Đối với mặt đường
bê tông cốt thép, sử dụng các kỹ thuật liên kết để gắn kết bê tông mới với bê
tông cốt thép cũ. Sử dụng các thanh truyền lực để liên kết.
- Làm ướt nền đường
dưới và các mặt cạnh của rãnh xẻ cũ.
- Đổ bê tông vào khu
vực định vá. Bê tông trộn sẵn có thể được sử dụng nếu thỏa mãn các yêu cầu và đảm
bảo tiết kiệm. Chú ý sử dụng bê tông đạt
cường độ nhanh để có thể đưa mặt đường vào sử dụng sớm.
- Hoàn thiện bề mặt
sao cho nó phù hợp với mặt đường hiện hành.
- Ngay sau khi hoàn
thiện phải bảo dưỡng bằng cách tưới nước hoặc dùng hợp chất tạo màng để giữ ẩm
cho bê tông trong quá trình đông cứng.
Xử lý khi tấm bê tông bị lún, thụt, bị cập kênh:
Trường hợp anyf thường xảy ra nếu quá trình thi công được thực
heienj bằng việc lắp đặt các tấm bê tông được đúc sẵn:
Tấm bê tông bị cập kênh do lún thụt hoặc tạo thành bậc do mẻ
mép tấm. Nếu tấm bê tông bị lún, thụt nhưng còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị mẻ mép tấm
thì quy trình sửa chữa như sau:
Cách 1 :
- Khoan lỗ xuyên suốt
bề dày tấm bê tông.
- Dùng kích nâng tấm
lên bằng vị trí cũ.
- Dùng hơi ép bơm vữa
cát, xi măng vào giữa bê tông và nền.
Có thể sử dụng các
quy trình kích nâng tấm bê tông cho việc sửa chữa này. Khi kích nâng phải dùng
bơm áp suất để bơm lớp vữa xuống dưới mặt đường qua các lỗ khoan trên tấm bê
tông. Việc làm này sẽ tạo ra áp suất nâng từ đáy tấm bê tông lên. Áp suất nâng sẽ giảm khi khoảng cách đến lỗ
bơm vữa tăng lên. Bằng biện pháp này người ta có thể nâng một góc của tấm bê
tông lên mà không cần nâng cả tấm. Do việc kích nâng tấm bê tông đòi hỏi phải
có thiết bị chuyên dụng và người có kinh nghiệm thực hiện nên việc làm này tốt
nhất là do các nhà thầu có chuyên môn thực thi. Ngoài ra có thể sử dụng công
nghệ vữa nở để vừa gia cố nền vừa nâng tấm bê tông. Quy trình cụ thể tuân theo
thiết kế biện pháp sửa chữa tùy theo thiết bị và vật liệu sửa chữa cụ thể.
Cách 2:
Dỡ hẳn tấm bê tông ra
ngoài.
Xử lý nền hay móng dưới
tấm bê tông.
- Đặt lại (đổ lại) tấm
bê tông.
Lựa chọn cách 1 hay
cách 2 bằng so sánh kinh tế và diễn biến tại chỗ.
Nếu tấm bê tông bị
lún vỡ thì quy trình sửa chữa như sau:
- Phá bỏ tấm bê tông,
chuyển đi nơi khác.
- Xử lý nền móng bằng
cấp phối hay cát gia cố đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
- Đổ lại tấm bê tông
mới.
Sửa chữa tấm bê tông bị mẻ.
a Sửa chữa tạm thời:
- Đục bỏ phần bị mẻ,
tạo thành đứng ở các chỗ mẻ.
- Quét sạch bằng chổi
sắt hay hơi nén.
- Quét lớp nhựa số 1
đun lỏng.
- Lấp đầy bằng BTXM
hay BTN tuỳ theo chiều rộng cạnh chỗ bị mẻ lớn hơn 0,5 m hay nhỏ hơn 0,5 m.
b Sửa chữa cơ bản:
- Dùng cưa cắt chỗ bê
tông bị mẻ sâu 5 cm rộng 5 cm.
- Dùng búa, khoan
hơi…bóc tách toàn bộ lớp bê tông hỏng sau đó dùng khí nén thổi sạch chỗ đã bóc
tách.
- Dùng nước áp suất lớn
rửa sạch, để khô rồi đổ chất hàn gắn xuống.
- Xử lý mặt đường bằng
vữa xi măng để bảo đảm độ kết dính giữa mặt đường hiện hành với lớp bê tông mới.
Đổ lớp vữa xi măng 2 mm rồi dùng bàn chải hay chổi quét đều trước khi đổ vật liệu
vá xuống
- Đặt một miếng gỗ mỏng
hay một miếng kim loại bôi chất chống dính với khe nối sau đó đổ hợp chất vào
chỗ mặt đường cũ cần sửa rồi lèn chặt. Hợp chất này phải thoát được bọt khí và
được thiết kế sao cho bê tông không bị sụt và muốn vậy phải lèn chặt sau khi đổ
vào chỗ cần sửa.
- Sau khi đổ hợp chất
phải đầm lèn cho phù hợp với các khu vực xung quanh.
- Sau thời gian bê
tông đủ cường độ thì chèn các khe nối bằng vật liệu chèn khe trước khi cho
phương tiện đi qua.
Sửa chữa khe nối, khe co giãn:
Hàng năm phải kiểm
tra chất lượng hỗn hợp chèn khe nối và thay thế hỗn hợp đã lão hoá bằng hỗn hợp
mới.
- Hỏng vật liệu chèn
khe nối. Việc chuẩn bị tái chèn khe nối được thực hiện theo trình tự sau đây:
+ Dùng cày hay cưa
moi hết chất kết dính tại các khe nối. Hoặc ít nhất cũng phải moi bỏ chất kết
dính cũ ở mức đủ để lấp đầy chất chèn khe mới vào. Nếu trong khe nối có cỏ dại
mọc thì phải nhổ cỏ và/hay phun thuốc trừ cỏ dại.
+ Khi thay đổi loại
vật liệu chèn khe cần móc hết vật liệu chèn khe cũ, làm mới lại mặt cạnh khe.
Việc làm này sẽ làm thay đổi phần chèn khe cả về bề rộng lẫn độ sâu. Nên tham
khảo ý kiến của nhà sản xuất vật liệu chèn khe về việc sử dụng vật liệu này
theo hình khối mới. Nếu dùng cưa để làm mới phần chèn khe thì phải dùng nước rửa
khe ngay sau khi cưa. Móc hết các mảnh vụn và thổi sạch phần chèn khe.
+ Nếu sử dụng cùng loại
vật liệu chèn khe nối thì phải thổi sạch rãnh của khe bằng cát hoặc bằng nước
dưới áp lực lớn.
+ Ngay trước khi
chèn lại khe phải dùng không khí sạch không dính dầu thổi sạch bụi bẩn ở chỗ
khe nối.
+ Lắp đặt đoạn dây
ngăn cách mới.
+ Chèn khe nối bằng
hợp chất nóng hay nguội. Bố trí vật liệu chèn khe như đã nêu ở mục 8.2.6.2 (b).
![]() |
Nhanh chóng khắc phục hư hỏng mặt đường bê tông hiệu quả cao |
Trường hợp sửa chữa tạm
thời hoặc khối lượng nhỏ có thể thực hiện theo quy trình sau:
Dùng chổi rễ hoặc
hơi ép làm sạch bụi bẩn lấp trong khe co dãn và xì khô đảm bảo khô, sạch.o Trét
hỗn hợp matít nhựa ở nhiệt độ thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất vào khe
co dãn, miết chặt để có cao độ bằng với bề mặt tấm bêtông.
Sử dụng các loại matit chèn khe co giãn chất lượng để thi công
trám lại vào các vị trí hư hỏng.
Sửa chữa bề mặt bê tông bị giảm ma sát do bị bẩn:
- Xử lý phục hồi khả
năng ma sát cho mặt đường BTXM có thể được thực hiện bằng việc làm lại mặt đường,
phay, mài, rửa bề mặt…Có thể xem xét khả năng tạo đường rãnh khi thấy bề mặt mất
khả năng ma sát. Việc xẻ rãnh không ảnh hưởng đến kết cấu mặt đường nhưng lại
làm nước đọng ở chỗ tiếp giáp giữa mặt đường và bánh xe có thể thoát được. Như
vậy việc xẻ rãnh cũng hạn chế đến mức tối thiểu tiềm năng đọng nước trong mùa
mưa.
- Trường hợp bề mặt
BTXM bị giảm ma sát do bẩn hoặc đọng gôm cao su: Dùng nước áp lực mạnh hoặc hóa
chất không độc hại để rửa sạch hoặc bóc bỏ lớp gôm cao su đọng lại.
- Trường hợp bề mặt
BTXM bị mài nhẵn xẩy ra trên một diện rộng thì cần xem xét việc phay hay mài lại
toàn bộ mặt đường. Làm lại mặt đường hoặc
tăng cường bằng BTXM hoặc BTN cũng có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng
này.
Trên đây chúng tôi vừa tổng hợp đến các bạn nguyên nhân và cách
khắc phục hư hỏng mặt đường bê tông xi măng. Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc
vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phục vuuj tận tình và chu đáo. Rất hân hạnh
được phục vụ Quý khách!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY LẮP PHÚ SƠN
Dịa chỉ: Số 11 ngõ 488 Ngọc Hồi - TT Văn Điển - Thanh Trì -
Hà Nội
VPGD: P234 - VP6 Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại: 0246 2592729
Hotline: 0986126825
Email: phuson2015@gmail.com
Website: http://www.luoidiakythuat.top/
[/tintuc]